Giá của một chứng quyền luôn chịu tác động bởi các yếu tố sau:
– Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: là hai yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch của hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến giá CW.
– Thời gian đáo hạn: thể hiện giá trị thời gian của CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài thì giá trị của CW càng cao.
– Biến động giá chứng khoán cơ sở: là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều
khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền), do đó giá của CW cũng cao. Có 2 loại biến động giá của chứng khoán cơ sở:
- Biến động lịch sử (historical volatility): được đo lường bởi sự thay đổi của giá chứng khoán cơ sở trong quá khứ.
- Biến động hàm ý (implied volatility): được tính toán căn cứ trên giá hiện tại của CW. Độ biến động này thể hiện sự đánh giá của thị trường về mức độ mà giá của chứng khoán cơ sở sẽ biến động trong vòng đời của CW
– Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của CW. Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho CW mua và ít hơn đối với
– Giá thanh toán sẽ được Sở Giao dịch Chứng khoán xác định và công bố.
– Giá thanh toán chứng quyền khi thực hiện quyền là bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong năm (05) ngày giao dịch liền trước ngày đáo hạn, không bao gồm ngày đáo hạn (Quy chế Giao dịch Chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM).
Tỷ lệ chuyển đổi | 10:1 |
Giá thực hiện | 150.000 đồng |
Giá VNM đóng cửa ngày 15/06/2017 | 155.000 đồng |
Thời hạn chứng quyền | 6 tháng |
Giá một chứng quyền | 1.000 đồng |
- Đối với một chứng khoán cơ sở: số lượng cổ phiếu quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành của tất cả tổ chức phát hành không vượt quá hạn mức so với tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
- Đối với một đợt phát hành: số lượng cổ phiếu quy đổi từ chứng quyền trong một đợt chào bán của một tổ chức phát hành không vượt quá hạn mức so với tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
- Đối với một công ty chứng khoán: tổng giá trị chứng quyền đã phát hành và đăng ký phát hành của một tổ chức phát hành, không tính số chứng quyền đã hủy niêm yết hoặc đã đáo hạn, không được vượt quá hạn mức so với giá trị vốn khả dụng của tổ chức đó. Hạn mức này được áp dụng trong thời gian Ủy ban chứng khoán Nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận chào bán chứng quyền.
CW là một hợp đồng giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán phát hành chứng quyền, trong đó tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán các khoản lãi phát sinh từ việc đầu tư CW cho nhà đầu tư. Để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của tổ chức phát hành, Thông tư 107/2016/TT-BTC quy định:
- Trước khi phát hành, tổ chức phát hành phải ký quỹ đảm bảo thanh toán tối thiểu 50% giá trị chứng quyền dự kiến phát hành, tài sản này được ký quỹ tại Ngân hàng lưu ký trong suốt thời gian có hiệu lực của chứng quyền.
- Hàng ngày, tổ chức phát hành phải thực hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro (hedging) cho số chứng quyền đang lưu hành và báo cáo cho Sở Giao dịch Chứng khoán. Mục đích của hoạt động phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo tổ chức phát hành có tài sản để thanh toán cho người sở hữu chứng quyền.
- Nguồn: SSI
Các tin liên quan