Nến Hammer – nến búa
Nến Hammer – nến búa là gì?
Mô hình nến Hammer là một mô hình đảo chiều tăng, sau một xu hướng giảm. Trong tiếng Nhật mô hình này được gọi là “takuri” có nghĩa là “cố gắng đo lường độ sâu của nước bằng cách cảm nhận về cái đáy”. Bóng nến dưới nên có chiều cao gấp đôi chiều cao thân nến, đó là khu vực mà lực mua đẩy giá xuống, nhưng gặp lực bán kháng cự đẩy giá tăng ngược lại đến vùng trên cùng của nến.
- Nến Hammer không nên có bóng nến tăng, nhưng có thể có nếu đoạn bóng này tương đối nhỏ.
- Thân nến nên nằm trên cùng của vùng biên độ nến. Thân nến có thể là tăng hoặc giảm, nhưng tăng sẽ tốt hơn.
- Bóng nến dưới nên dài ít nhất là gấp đôi chiều cao thân nến.
Hoặc cũng có thể được định nghĩa như sau:
- Thân nến Hammer vào khoảng 30% độ dài bình quân thân nến của khoảng 20 nến trước đó.
- Bóng nến dưới nên dài ít nhất gấp đôi thân nến.
- Xu hướng của ba nến trước đó là giảm.
Nếu nến Hammer có thân nến tăng thì có thể suy luận rằng lực bán đã đẩy giá xuống trong khoảng đầu phiên giao dịch, nhưng lực mua đã đảo ngược lại, thậm chí đã đẩy giá lên một điểm cao mới trong phiên giao dịch. Điều này có thể được hiểu như một khả năng tăng trong tương lai.
Bóng nến dưới dài hơn là xu hướng tăng mạnh hơn
Steve Nison (1991) lưu ý rằng “nếu bóng nến dưới dài hơn, bóng nến trên ngắn hơn, và thân nến nhỏ hơn thì nến Hammer càng quan trọng hơn … nó nghiêng nhiều về khả năng tăng hơn nếu thân nến Hammer là thân nến tăng, tức giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa”.
Biểu đồ minh họa mô hình nến Hammer
Biểu đồ chỉ số Nasdaq 100 ở trên cho thấy một xu hướng giảm được kết thúc bằng một nến Hammer với bóng dưới dài. Bóng nến dưới dài cho thấy thị trường đã tìm ra vùng hỗ trợ mà tại đó lực mua đẩy giá tăng ngược lại về giá mở cửa của nến Hammer. Một tín hiệu xác nhận thêm là giá đóng cửa của nến tiếp theo cao hơn giá đóng của của nến Hammer, và một xu hướng tăng đã bắt đầu.
Nến Hammer thử lại đường xu hướng tăng
Mô hình nến Hammer thường được thấy chạm vào đường hỗ trợ và đường xu hướng để xác minh độ mạnh của chúng. Thông thường cái bóng dưới của nến Hammer sẽ đâm xuyên xuống vùng hỗ trợ hoặc đường xu hướng, nhưng lực bán không có khả năng làm nến đóng cửa ở dưới khu vực hỗ trợ; thay vào đó, lực mua có khả năng đẩy giá tăng cao trở lại và đóng nến ở mức trên vùng hỗ trợ và do đó cho thấy đường hỗ trợ vẫn còn tác dụng.
Biểu đồ chỉ số S&P Mid-Cap 400 bên trên cho thấy một kênh tăng giá. Đường màu xanh giảm từ đỉnh bên trái xuống đáy bên phải minh họa cho việc giá di chuyển từ kênh giá phía trên xuống kênh giá phía dưới, do vậy nó hội đủ yêu cầu của một mô hình nến Hammer là chỉ khả dụng khi xảy ra phía sau một xu hướng giảm. Bóng dưới của nến Hammer đã đâm qua đáy kênh tăng của xu hướng tăng trước đó. Tuy nhiên, vào cuối phiên, lực mua đã đẩy giá vượt khỏi đáy kênh giá này và đóng nến tại mức giá cao hơn mức mở cửa và do đó cho thấy đường hỗ trợ vẫn có tác dụng.
Tín hiệu mua mạo hiểm theo Nison
Đối với những trader ưa mạo hiểm thì Nison gợi ý nên mua ngay sau khi nến Hammer xuất hiện, điểm đặt dừng lỗ là bên dưới đáy của nến Hammer. Ngược lại đối với những trader không thích mạo hiểm thì nên đợi giá thử lại lại khu vực hỗ trợ của nến Hammer rồi mới mua.
Biểu đồ giá phía trên của chỉ số S&P Mid-Cap 400 là một ví dụ cho thấy phương pháp đối với các trader ưa mạo hiểm đã hoạt động tốt. Trader đã mua tại mức giá gần mức giá đóng cửa của phiên giao dịch khi mô hình nến hammer đã hình thành rõ ràng và mức kháng cự trước đó không bị phá. Nếu trader chờ đợi các mức giá quay lại test đường hỗ trợ, họ đã mất đi một giao dịch có lợi nhuận – profitable trade).
Phương pháp đợi mở cửa nến tiếp theo để xác nhận tín hiệu mua của Rhoads
Rhoads (2008) gợi ý rằng bạn cũng có thể đợi đến khi mở cửa phiên giao dịch tiếp theo để xác định liệu có nên mua hay không. Nếu giá mở cửa của phiên giao dịch tiếp theo lớn hơn giá đóng cửa của nến hammer thì thực hiện lệnh mua, nếu ngược lại thì thì nên bỏ qua mô hình Hammer này.
Một mô hình nến Hammer xuất hiện trên biểu đồ giá của Exon Mobil sau sáu phiên giảm trước đó và đã chạm mức hỗ trợ. Nếu là một trader mạo hiểm, họ đã thực hiện lệnh mua tại mức giá đóng cửa của nến Hammer và đặt dừng lỗ bên dưới đáy của nến Hammer. Tuy nhiên, bằng cách kiên nhẫn và chờ đợi mức giá mở cửa của phiên tiếp theo, cụ thể là giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của nến Hammer, trader này đã tránh được một ngày giảm điểm mạnh đến 1.7%.
Theo Finvids
Các tin liên quan