Thông tin | Ý nghĩa |
Chứng khoán cơ sở | Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ ETF. Trong giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, chỉ có cổ phiếu được chọn làm chứng khoán cơ sở. |
Giá chứng quyền | Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu CW. |
Giá thực hiện | Là mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở khi CW đáo hạn. |
Tỷ lệ chuyển đổi | Cho biết số CW mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, nghĩa là cần sở hữu 10 CW để mua một chứng khoán cơ sở |
Thời hạn chứng quyền | Là thời gian lưu hành của CW, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 24 tháng. |
Ngày giao dịch cuối cùng | Là ngày giao dịch trước hai (02) ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm và là ngày cuối cùng mà chứng quyền còn được giao dịch. Trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết do chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở. |
Ngày đáo hạn | Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện chứng quyền. |
Kiểu thực hiện quyền | Gồm 2 kiểu thực hiện quyền: kiểu Châu Âu và kiểu Châu Mỹ. Trong giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, CW chỉ được thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu; Theo đó, người sở hữu CW chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn |
Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền | Bằng tiền mặt. Theo đó, người sở hữu CW sẽ nhận được khoảng tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện. |
Nhà đầu tư mua 1.000 chứng quyền mua của cổ phiếu VNM với các thông tin sau:
Tỷ lệ chuyển đổi | 5:1 |
Giá thực hiện | 150.000 đồng |
Giá VNM hiện tại | 145.000 đồng |
Thời hạn chứng quyền | 6 tháng |
Giá một chứng quyền | 1.000 đồng |
Như vậy tổng số tiền đầu tư vào CW = 1.000 CW x 1.000 đồng = 1.000.000 đồng
– Tính đòn bẩy: giá của chứng quyền thường nhỏ hơn nhiều lần so với giá của chứng khoán cơ sở, tuy nhiên giá trị nội tại của chứng quyền sẽ thay đổi gần như tương ứng với mức độ biến động giá của chứng khoán cơ sở. Vì vậy, tỷ lệ thay đổi giá của CW sẽ lớn hơn tỷ lệ thay đổi giá của chứng khoán cơ sở. Do đó, CW có thể làm gia tăng suất sinh lợi cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động đúng với dự báo của nhà đầu tư.
Ví dụ: Với nguồn vốn là 10 triệu đồng, nhà đầu tư nhận định giá cổ phiếu ABC tăng trong tương lai, nhà đầu tư có thể mua:
- 1.000 cổ phiếu ABC (giá 10.000đ/cổ phiếu) hoặc;
- 5.000 CW mua (Chứng khoán cơ sở: cổ phiếu ABC, giá CW: 2.000đ/CW, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000đ)
Khi giá cổ phiếu ABC tăng lên 14.000 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận của nhà đầu tư đối với các Phương án:
- Mua Cổ phiếu ABC là: (14.000 đồng – 10.000 đồng) x 1.000 CP = 4.000.000 đồng tỷ suất sinh lời 40%
- Mua CW là: (14.000 đồng – 10.000 đồng – 2.000 đồng) x 5.000 CW = 10.000.000 đồng à tỷ suất sinh lời lời 100%
Mức tỷ suất sinh lời 100% của CW chính là nhờ tác động của đòn bẩy.
– Cố định khoản lỗ tối đa: Khi nhà đầu tư không thể nhận định chính xác về sự thay đổi giá của chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể đầu tư vào CW như một phương án thay thế. Trường hợp giá chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với dự đoán của nhà đầu tư thì khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư trong trường hợp này chỉ là khoản phí (giá) của CW mà nhà đầu tư phải trả để sở hữu CW.
Ví dụ: Nhà đầu tư muốn mua 1.000 cổ phiếu ABC, nhà đầu tư có thể thực hiện các phương án sau:
- Phương án 1: Mua 1.000 cổ phiếu ABC (giá 10.000đ/cổ phiếu) => tổng chi phí: 10.000.000 đồng
- Phương án 2: Mua 1.000 CW mua, nắm giữ đến ngày đáo hạn để thực hiện quyền Chứng khoán cơ sở: ABC, giá CW: 2.000đ/CW, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000 đồng) => tổng chi phí: 2.000.000 đồng
06 tháng sau:
Giả sử giá của cổ phiếu ABC giảm xuống dưới 10.000 đồng, khi đó khoản lỗ của nhà đầu tư đối với các Phương án như sau:
Giá cổ phiếu ABC | Khoản lỗ | |
Mua 1.000 cổ phiếu ABC | Mua 1.000 CW mua | |
9.000 đồng | 1.000.000 đồng | 2.000.000 đồng |
8.000 đồng | 2.000.000 đồng | 2.000.000 đồng |
7.000 đồng | 3.000.000 đồng | 2.000.000 đồng |
6.000 đồng | 4.000.000 đồng | 2.000.000 đồng |
Như vậy, có thể thấy khi đầu tư CW, khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư luôn được cố định ở mức 2 triệu đồng cho dù giá của cổ phiếu ABC có giảm đến bất cứ mức giá nào. Trong khi đó, nếu nhà đầu tư lựa chọn Phương án mua cổ phiếu, mức thiệt hại của nhà đầu tư có thể lên đến 4 triệu đồng.
– Vốn đầu tư thấp: giá giao dịch của mỗi chứng quyền thông thường là khá thấp. Vì vậy, khi tham gia nhà đầu tư chỉ bỏ ra số tiền khá nhỏ.
– Không phải ký quỹ khi tham gia giao dịch: không giống như quyền chọn trong chứng khoán phái sinh, khi tham gia giao dịch CW nhà đầu tư không phải ký quỹ bất kỳ khoản tiền nào dù là chứng quyền mua hay bán.
– Được giao dịch và thanh toán dễ dàng: CW được giao dịch và thanh toán tương tự như cổ phiếu
Theo lý thuyết, Giá của một chứng quyền khi chưa đáo hạn bao gồm hai phần: giá trị nội tại và giá trị thời gian, trong đó:
– Giá trị nội tại của một chứng quyền: chính là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện của chứng quyền. Khi chứng quyền đang lưu hành, chứng quyền luôn tồn tại một trong ba trạng thái sau:
Trạng thái | Chứng quyền mua | Chứng quyền bán |
Có lãi – ITM | Giá CKCS > Giá thực hiện | Giá CKCS < Giá thực hiện |
Lỗ – OTM | Giá CKCS < Giá thực hiện | Giá CKCS > Giá thực hiện |
Hòa vốn – ATM | Giá CKCS = Giá thực hiện | Giá CKCS = Giá thực hiện |
– Giá trị thời gian của CW là chênh lệch giữa giá của chứng quyền trên thị trường và giá trị nội tại của chứng
quyền đó. Một chứng quyền ở trạng thái lỗ (OTM) sẽ không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị thời gian. Giá trị thời gian của CW sẽ giảm theo thời gian và bằng 0 vào ngày đáo hạn của CW.
Các tin liên quan